CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời

Ngày đăng: Thứ ba, 10 Tháng Mười, 2023

“Khi thoát được những ngày tháng cơ cực nhất của cuộc đời, tôi mong muốn những người anh em của mình cũng có được cơ hội đó”, chủ Bệnh viện đồ da chia sẻ.

Gặp ông chủ Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc tại chính xưởng làm việc của anh trong một con ngõ nhỏ, tôi không thấy có khoảng cách nào giữa chính anh và các nhân sự của mình. Trong khu xưởng rộng khoảng 100m2, mọi người liên tục có những câu bông đùa với nhau suốt cả buổi.
 

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời
Bệnh viện đồ da

 

Dẫu là chủ của cơ sở chuyên chăm sóc đồ da có đến 4 cơ sở tại Hà Nội, song anh Phúc nói rằng ở xưởng không có khái niệm giữa sếp và nhân viên. “Tất cả chúng tôi từng kiếm sống trên hè phố. Về đây, anh em cùng làm việc với nhau và coi như người một nhà. Tôi cũng chỉ xem mình là người anh lớn dạy bảo các em”, anh Phúc vừa nói, tay vừa thoăn thoắt bạy ghim từ chiếc ghế sofa.

Bố mất sớm, gia đình lại khó khăn. Ngay từ năm lớp 6, Phúc đã phải đi đánh giày ở khu vực Phùng Khoang. Khác với phần đông những đứa trẻ trong làng bỏ dở việc học để lo chuyện cơm áo gạo tiền, cậu bé Phúc ngày đó vẫn tìm mọi cách để học hành đến nơi đến chốn. “Thường đi qua cổng trường ĐH Kiến trúc hay HV An Ninh, tôi đã có một khát khao là trở thành sinh viên. Nhờ mong ước đó, tôi hiểu rằng dù bằng giá nào cũng phải học để đỗ ĐH”, anh bộc bạch.
 

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời
CEO Nguyễn Văn Phúc


Ở thời điểm đầu, mẹ không hề biết chuyện Phúc ra đường đánh giày để kiếm sống. Chỉ học buổi sáng ở trường, chiều anh lại mang đồ nghề đi đánh giày nhưng nói dối mẹ là đi học. Mãi cho đến 1 năm sau, mẹ mới phát hiện.

“Kể từ đó, mỗi ngày kiếm được 20.000-30.000 đồng từ đánh giày, tôi đều mang về đưa cho mẹ. Khoản tiền này đã giúp tôi lo tiền sách vở trên trường và đỡ mẹ một phần chi phí sinh hoạt hàng ngày”, Phúc tâm sự.

Vừa đi làm, vừa đi học, anh kể rằng một ngày thường bắt đầu từ 5h30 sáng để lên phố đánh giày. Buổi trưa, anh trở về nhà ăn cơm và đi học. 5 rưỡi chiều về nhà, Phúc lại cơm nước và ngồi bàn học lúc 7 rưỡi cho đến 3-4 sáng. “1 năm ôn thi vào Học viện Báo chí & Tuyên truyền, ngày nào tôi cũng chỉ được ngủ 4 tiếng/ngày”, anh kể lại.

Như việc trồng cái cây phải tốn rất nhiều công chăm sóc. Đến ngày bói được quả đầu tiên và bạn lại chính là người thưởng thức nó thì không có gì hạnh phúc bằng. Đó chính cảm xúc của anh Phúc tại thời điểm nhận được giấy báo trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước. “Lúc đó tôi thực sự hiểu được thành quả của lao động. Mọi nỗ lực trong gần 10 năm cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng”, anh nói.

Trong suốt 4 năm ở giảng đường, chàng sinh viên Phúc đã có cơ hội cộng tác với nhiều cơ quan báo chí. Sau khi ra trường, anh công tác tại một đài truyền hình.

 

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời

 

Với nhiều người, đánh giày chỉ là công việc. Song với Phúc đó là niềm vui, hạnh phúc. Kể cả sau khi học đại học và đến khi đi làm ở đài, anh vẫn duy trì công việc đánh giày vào mỗi cuối tuần. “Khi làm ở đài truyền hình, công việc đang rất tốt. Tuy nhiên, cái ‘nghiệp’ đánh giày trong tôi quá lớn. Thêm nữa, ngày trước, tôi được làm chương trình Sinh ra từ làng . Những nhân vật trong chương trình đã đem đến cho tôi sự ngưỡng mộ rất lớn. Bản thân tôi lại muốn giúp đỡ những cá nhân có hoàn cảnh như mình. Năm 2018, tôi quyết định mở Bệnh viện đồ da”, anh Phúc bộc bạch.

Ở thời điểm đầu anh cùng với người bạn tên Chiến vẫn đang đi đánh giày góp vốn mỗi người 50 triệu đồng để nhập vật tư nhằm mở cơ sở chuyên sửa chữa chăm sóc các phụ kiện như ví, túi, giày, dép… Anh cho biết khi đó hai anh em cũng chẳng có tiền để thuê mặt bằng. Căn phòng ngủ của nhà anh Phúc được tận dụng làm không gian làm việc của cả 2 người.

Chủ Bệnh viện đồ da kể rằng khi đi vào hoạt động, thương hiệu mới, không có nhiều vốn, cũng chẳng có tiền chạy quảng cáo. Anh đã vận dụng hết các kỹ năng làm báo của mình để xây dựng kênh truyền thông. Phúc đi đến từng cơ sở giặt là cao cấp để xin hợp tác. “Họ có mặt bằng, tệp khách hàng ổn định. Tôi hợp tác để được đặt bảng hiệu tại quán của họ nhằm giới thiệu cho khách hàng có nhu cầu. Tất nhiên, lợi nhuận được chia đều”, anh chia sẻ.

Sau 6 tháng vận hành, lượng đơn hàng ổn định và tăng lên. Từ đây, anh Phúc bắt đầu tuyển thêm nhân sự đều là những anh em có hoàn cảnh khó khăn đến để đào tạo và làm việc.

 

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời

 

Để phục vụ lượng khách của 4 chi nhánh chăm sóc đồ da, hiện nay, xưởng của anh Phúc gồm 8 nhân sự. Tất cả mọi người đều có bố hoặc mẹ đã mất. Vì hoàn cảnh, các bạn phải ra đường kiếm sống từ rất sớm. Thậm chí, có nhân sự là nạn nhân của buôn người.

Vì thường phải xử lý những chiếc túi xách có giá đến 400 triệu đồng hay những bộ sofa giá cả tỷ đồng, tất cả các bạn về đây đều được anh Phúc đào tạo từ 6 tháng cho đến 1 năm. “Các bạn sẽ được đào tạo từ thành phần, cấu tạo, công dụng của các loại vật tư. Khi đã quen, tôi tiếp tục hướng dẫn những quy trình chăm sóc một sản phẩm từ đơn giản cho đến phức tạp. Cuối cùng là nâng cao kỹ năng sử dụng màu sắc. Sau quá trình đào tạo, các bạn sẽ phải lên thuyết trình như một cách để kiểm tra kiến thức”, anh nói.

Chia sẻ thêm, ông chủ của Bệnh viện đồ da cho biết tại xưởng, những đóng góp của các bạn đều được trả mức lương xứng đáng. Chính bản thân anh hiểu rằng đối với nhiều người tiền lương chỉ để trang trải cuộc sống cá nhân, cùng lắm là trích ra một phần để giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên, với các nhân sự ở xưởng, khoản tiền này giải quyết rất nhiều thứ như thay đổi cuộc sống gia đình ở quê, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính các bạn.

“Về làm việc tại Bệnh viện đồ da, ngoài tiền lương, tôi nghĩ chính bản thân các bạn ấy đã tốt hơn mình của ngày hôm qua. Ở đây, không chỉ tốt về mặt kinh tế, đó còn suy nghĩ bên trong mỗi bạn. Khát vọng lớn hơn, suy nghĩ và tầm nhìn tốt hơn, ngay cả cách giao tiếp của các bạn cũng được rèn luyện để tự tin giao tiếp, tư vấn cho khách hàng”, anh Phúc bộc bạch.

 

CEO Bệnh viện đồ da - Nguyễn Văn Phúc và hành trình cùng anh em đường phố viết lại cuộc đời

 

Anh Phúc cũng làm các công việc trong xưởng như bao anh em khác, không có khoảng cách giữa chủ và nhân viên.

Anh cho biết chỉ có duy nhất một điểm khó khăn khi đào tạo các bạn này là do bản thân họ đã quen với phong cách đường phố thích làm tự do. Đôi khi, họ sử dụng một loại xi cho tất cả các sản phẩm. Nhưng về xưởng, các bạn sẽ phải học một cách bài bản và nghiêm túc. Cùng là xi nhưng có đến 10 loại khác nhau. Các bạn sẽ học để sử dụng loại xi đúng với mỗi sản phẩm.

Tuy nhiên, anh Phúc cho rằng có một điểm mạnh mà những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn hẳn người thường đó là khát vọng vươn lên. “Các bạn ấy có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào sự thay đổi ở ngày mai lớn hơn người thường rất nhiều. Bởi hơn ai hết chính các bạn ấy thấu hiểu được những gian khổ, khó khăn đã trải qua, thậm chí là những nguy hiểm. Vì thế, khi được trao cơ hội, các bạn ấy biết nắm lấy và vươn lên”, anh Phúc tâm sự.

Hiện nay, Bệnh viện đồ da của anh Phúc chủ yếu nhận chăm sóc sofa. Trung bình mỗi tháng, xưởng nhận sửa khoảng 20-30 bộ. Mức giá chăm sóc dao động từ vài trăm cho đến hàng chục triệu đồng./.

Xem thêm bài: CEO IMAGTOR VÀ TRUNG TÂM NGHỊ LỰC SỐNG - NGUYỄN THỊ VÂN VỚI HÀNH TRÌNH TẠO VIỆC LÀM CHO HÀNG TRĂM NGƯỜI KHUYẾT TẬT

-------------------------------------------------------

CÔNG TY CỒN NƯỚC HỎA LONG

Được thành lập từ năm 2018, đến nay Công ty TNHH hóa chất Hỏa Long đã trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại các sản phẩm liên quan đến Alcohol, Ethanol, Methanol, Hóa chất – Dung môi công nghiệp. Với chất lượng cao cấp, vượt trội và ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, các sản phẩm của Công ty Hỏa Long được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tín nhiệm.

SẢN PHẨM CHÍNH (Quý khách bấm vào link để xem chi tiết):
Cồn Thực Phẩm
Cồn Mỹ Phẩm
Cồn Y Tế
Cồn IPA (Iso Propyl Alcohol)
Cồn Công Nghiệp Ethanol
Cồn Công Nghiệp Methanol
Cồn Nước Dành Cho Bếp Cồn (trong nhà hàng, quán ăn,…)
Acetone

Và các hóa chất, dung môi khác

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐẠT ĐƯỢC:
Dược điển Việt Nam IV, TCVN 7043 : 2013, TCVN 1051 : 2009, TCVN 1052 : 2009, Quy chuẩn Việt Nam 6-3:2010, TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001), TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002), TCVN 9547:2013 (ISO 22608 : 2004), TCVN 9847:2013 (ISO 175:2010).


CHI TIẾT:
Cồn Thực Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Mỹ Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Y Tế: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Công Nghiệp: 99.9 độ, 99.5 độ, 99 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Iso Propyl Alcohol
Cồn Nước Dành cho Nhà Hàng
Acetone tuyệt đối

ĐẶC BIỆT: Công ty Hỏa Long luôn có Chương trình TẶNG QUÀ và GIẢM GIÁ hàng tháng, vui lòng liên hệ số Hotline để được tư vấn!

Xuân Bình - MC Việt Nam đầu tiên có bằng Chủ hôn Quốc tế do học viện ở Anh cấp Xuân Bình - MC Việt Nam đầu tiên có bằng Chủ hôn Quốc tế do học viện ở Anh cấp

Xuân Bình - MC Việt Nam đầu tiên có bằng Chủ hôn Quốc tế do học viện ở Anh cấp

Sinh năm 1992, Xuân Bình trở thành MC Việt Nam đầu tiên có bằng chủ hôn quốc tế do học viện Academy of Modern Celebrancy ở Anh cấp.
CEO THAI MARKET Lê Thái Hoàng và hành trình khởi nghiệp từ 120 triệu đồng CEO THAI MARKET Lê Thái Hoàng và hành trình khởi nghiệp từ 120 triệu đồng

CEO THAI MARKET Lê Thái Hoàng và hành trình khởi nghiệp từ 120 triệu đồng

Khởi nguồn từ thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, trải qua 11 năm hình thành và phát triển, Thai Market của doanh nhân này đã vươn mình trở thành chuỗi cửa hàng ẩm thực Thái đầu tiên có mặt tại 3
Trịnh Công Quang: CEO & Founder của VR360 cùng Hành trình mang Công nghệ Thực tế ảo vào đời sống Trịnh Công Quang: CEO & Founder của VR360 cùng Hành trình mang Công nghệ Thực tế ảo vào đời sống

Trịnh Công Quang: CEO & Founder của VR360 cùng Hành trình mang Công nghệ Thực tế ảo vào đời sống

Câu chuyện về khởi nghiệp đã không còn mới với nhiều người. Song, tinh thần khởi nghiệp, đam mê nhiệt huyết của mỗi người luôn là những câu chuyện đầy thú vị và phi thường. Vào năm 2019, khi đại dịch Covid xảy
Entobel: startup Việt Nam sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Ruồi linh đen top 3 thế giới Entobel: startup Việt Nam sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Ruồi linh đen top 3 thế giới

Entobel: startup Việt Nam sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Ruồi linh đen top 3 thế giới

Entobel do hai doanh nhân người Bỉ Gaetan Crielaard và Alex de Caters đồng sáng lập. Năm 2013, họ bắt đầu hành trình đến Việt Nam và xác định đây sẽ là một trong những thị trường trọng điểm để thành lập mô
CEO VEO (Volunteer for Education) Nguyễn Huyền Phương: Du lịch kết hợp hoạt động tình nguyện vì cộng đồng CEO VEO (Volunteer for Education) Nguyễn Huyền Phương: Du lịch kết hợp hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

CEO VEO (Volunteer for Education) Nguyễn Huyền Phương: Du lịch kết hợp hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

Nhiều người hỏi CEO Nguyễn Huyền Phương tại sao không làm những mô hình kinh doanh “ra tiền” hơn, đỡ thách thức hơn. Chị Phương chỉ trả lời nếu mọi người có thể giống như chị, nhìn được những giá trị được
CEO Imagtor và Trung tâm Nghị Lực Sống - Nguyễn Thị Vân với hành trình tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật CEO Imagtor và Trung tâm Nghị Lực Sống - Nguyễn Thị Vân với hành trình tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật

CEO Imagtor và Trung tâm Nghị Lực Sống - Nguyễn Thị Vân với hành trình tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật

“Tôi muốn giúp mọi người nhưng lại không có tiền. Khi đó, tôi tự nhiên nảy ra suy nghĩ hay là mình kinh doanh hoặc làm một cái gì đó để có thu nhập, có tiền thì có thể giúp
Giám đốc sáng tạo Tsafari Hồ Trần Dạ Thảo phiêu cùng “Bird of paradise” (Chim thiên đường) Giám đốc sáng tạo Tsafari Hồ Trần Dạ Thảo phiêu cùng “Bird of paradise” (Chim thiên đường)

Giám đốc sáng tạo Tsafari Hồ Trần Dạ Thảo phiêu cùng “Bird of paradise” (Chim thiên đường)

“Một nhà thiết kế của Hermes đã từng nói, bộ sưu tập của tôi giống “Bird of paradise” (Chim thiên đường), nhà thiết kế thời trang Hồ Trần Dạ Thảo, Giám đốc Sáng tạo của Tsafari vui vẻ chia sẻ.
CEO IVY moda Nguyễn Lê Vũ Linh và thương hiệu thời trang nam Metagent CEO IVY moda Nguyễn Lê Vũ Linh và thương hiệu thời trang nam Metagent

CEO IVY moda Nguyễn Lê Vũ Linh và thương hiệu thời trang nam Metagent

IVY moda là thương hiệu thời trang với xuất phát điểm là thời trang công sở cho giới nữ và đã chuyển hướng sang thời trang xu hướng từ năm 2014. Năm 2017, IVY moda thành lập nhà máy TOP 3
CEO Trần Quang Huy – startup Xe đạp thăng bằng KIZ thất bại khi gọi vốn tại Shark Tank mùa 6 do 4 điểm yếu chí mạng CEO Trần Quang Huy – startup Xe đạp thăng bằng KIZ thất bại khi gọi vốn tại Shark Tank mùa 6 do 4 điểm yếu chí mạng

CEO Trần Quang Huy – startup Xe đạp thăng bằng KIZ thất bại khi gọi vốn tại Shark Tank mùa 6 do 4 điểm yếu chí mạng

Thành công cho các "cá mập" trải nghiệm trở về tuổi thơ, nhưng khi ông Trần Quang Huy, nhà sáng lập công ty cung cấp sản phẩm xe đạp thăng bằng Kiz muốn kêu gọi số vốn 8 tỷ đồng cho 30% cổ phần lại nhận về 5
Huy Phạm – CEO 282 Design và hệ sàn gỗ sinh thái (Öko Floor) từ cây Teak (giá tỵ) Huy Phạm – CEO 282 Design và hệ sàn gỗ sinh thái (Öko Floor) từ cây Teak (giá tỵ)

Huy Phạm – CEO 282 Design và hệ sàn gỗ sinh thái (Öko Floor) từ cây Teak (giá tỵ)

Từng mảnh gỗ, từng sản phẩm, Huy Phạm coi nó như một thực thể, biết sống, biết nghe, và gắn bó với con người qua nhiều thế hệ bởi công năng, tính bền bỉ, tính thẩm mỹ.
CEO Earable – Vũ Ngọc Tâm và công nghệ “Đánh thức giấc ngủ” CEO Earable – Vũ Ngọc Tâm và công nghệ “Đánh thức giấc ngủ”

CEO Earable – Vũ Ngọc Tâm và công nghệ “Đánh thức giấc ngủ”

Khi con người hiện đại ngày càng chú trọng tới sức khỏe tinh thần và giấc ngủ lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng - chiếm khoảng 1 phần 3 tổng thời gian cuộc đời của mỗi người, những sáng chế/phát minh để
Đinh Thị Hạnh Tâm – CEO Coboté và các dòng sản phẩm từ “Cây của sự sống” Đinh Thị Hạnh Tâm – CEO Coboté và các dòng sản phẩm từ “Cây của sự sống”

Đinh Thị Hạnh Tâm – CEO Coboté và các dòng sản phẩm từ “Cây của sự sống”

Trải qua quá trình tự mày mò, nghiên cứu, vừa làm vừa lắng nghe phản hồi của khách hàng, dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, Coboté đã lần lượt cho ra đời 19 sản phẩm chăm sóc sắc
Đăng ký nhận tư vấn
Gửi thông tin tư vấn bằng form dưới đây.