Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển thì việc kinh doanh đã không còn là vấn đề xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, vì mục đích kinh doanh mà nhiều cá nhân, tổ chức đã có ý định xây dựng thương hiệu và sau đó tiến hành nhượng quyền kinh doanh cho những cá nhân hay tổ chức khác. Đây được xem là một hoạt động kinh doanh khá phổ biến để mở rộng thương hiệu của mình. Vậy, nhượng quyền kinh doanh là gì? Những điều cần thiết về nhượng quyền kinh doanh?
Nhượng quyền kinh doanh
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
1. Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh là một cụm từ mà hiện nay pháp luât nước ta chưa có một văn bản nào để giải thích về khái niệm này. Có nhiều nguồn đưa ra những giải thích khác nhau cho khái niệm này. Có nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền được hiểu ngắn gọn nhất đó là đem tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đi bán cho người ngoài trong 1 khoản thời gian nhất định hoặc vô hạn để thu 1 khoản phí nhất định hoặc phí thỏa thuận.
Theo đó, từ nhiều quan điểm mà tác giả tổng hợp được thì nhượng quyền kinh doanh là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Bản chất của nó có thể hiểu đơn giản là một giao dịch mà trong đó bên nhượng cho phép bên mua (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước của mình.
Việc tạo dựng mà phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ làm tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền của để gây dựng một thương hiệu có chỗ đứng, được nhiều người biết tới. Chính vì thế, một hình thức rất được nhiều người lựa chọn đó là nhượng quyền kinh doanh từ những thương hiệu đã có sẵn.
Một số hình thức nhượng quyền kinh doanh:
– Nhượng quyền lĩnh vực Giáo dục: Language Link, Global Art, Kumon, Popodoo, Eye Level…
– Nhượng quyền nhà hàng: King BBQ, Kichi Kichi, Sườn cây…
– Nhượng quyền trà sữa:Ding Tea, TooCha, Koi Thé…
– Nhượng quyền cà phê: The Coffee Bean And TeaLeft, Highlands Coffee, Starbucks…
– Nhượng quyền thức ăn nhanh: Lotteria, McDonald’s, Burger King…
– Nhượng quyền bánh mì: Tous Les Jours, Kinh Đô, Dunkin’ Donuts…
– Nhượng quyền giặt là: Mr Jeff, CleanPro, OneBigWash…
- Nhượng quyền bán lẻ: GS25, MiniStop, Circle K…
Mô hình nhượng quyền kinh doanh
2. Một số mô hình nhượng quyền kinh doanh:
Thứ nhất, nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Với mô hình nhượng quyền này, bên bán và bên mua sẽ nhượng quyền ít nhất 4 loại tài sản sau:
+ Bí quyết sản xuất, kinh doanh;
+ Sản phẩm, dịch vụ;
+ Hệ thống thương hiệu;
+ Các mô hình chiến lược, chính sách quản lý.
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh ở mô hình này có thể lên tới 30 năm. Bên mua sẽ phải trả các loại phí như:
+ Phí nhượng quyền ban đầu,
+ Phí hoạt động,
+ Chi phí cửa hàng, thiết kế, mua trang thiết bị, quảng cáo
Thứ hai, nhượng quyền (Franchise) không toàn diện
Các trường hợp Franchise theo mô hình không toàn diện thường sẽ chỉ được nhượng quyền một trong số các loại tài sản sau đây:
– Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường.
– Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Bên bán cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua.
– Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý.
– Cấp phép sử dụng thương hiệu: Hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch.
Thứ ba, nhượng quyền có đầu tư vốn
Mô hình nhượng quyền này được hiểu đơn giản là việc người bán tham gia góp vốn vào cơ sở nhượng quyền.
Bằng cách này, người bán có thể tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên mua.
Thứ tư, nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý
Mô hình nhượng quyền này đặc biệt so với các mô hình trên bởi bên nhượng quyền sẽ cung cấp cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên mua.
Nó phù hợp với những bên bán có nhu cầu quản lý chất lượng chuỗi nhượng quyền thương hiệu. Điển hình có chuỗi khách sạn Marriott đã và đang áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh này.
3. Những điều cần biết về nhượng quyền kinh doanh:
Thứ nhất, điều kiện:
– Đối với bên nhượng quyền thương mại:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Đã đăng ký và được chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định sau:
Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
– Đối với điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền:
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Thứ hai, thủ tục nhượng quyền kinh doanh
Hồ sơ thực hiện nhượng quyền kinh doanh:
– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương hướng dẫn.
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương quy định.
– Các văn bản xác nhận về:Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
– Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Thời gian thực hiện:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ có văn bản thông báo để bên đăng ký biết và kịp thời bổ sung, điều chỉnh;
– Trong trường hợp Bộ Công thương từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký
Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công thương trong vòng 30 ngày kể từ khi có sự thay đổi một hoặc các nội dung sau:
– Tư cách pháp lý của bên nhượng quyền thương mại;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Ưu điểm và nhược điểm khi nhượng quyền kinh doanh:
Thứ nhất, ưu điểm khi nhượng quyền kinh doanh
Ưu điểm nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền là mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ. Nó đã thành công ở 1 mốc thời gian và 1 địa điểm nhất định. Mô hình này đã được chuẩn hóa và hoàn thiện. Vì vậy khi nhượng quyền chỉ việc lấy mô hình đó đi nhân rộng ra những nơi khác. Chính vì đã thành công trước đó nên tỷ lệ thành công của nó đã được chứng minh và cơ hội tiếp tục thành công sẽ cao hơn.
Nhiều người chọn con đường nhượng quyền vì nó ít rủi ro hơn, an toàn hơn và họ hình dung được những gì sắp diễn ra cụ thể hơn. Mô hình nhượng quyền sẽ phù hợp với những người không thích mạo hiểm.
Một đặc tính nữa là tính tuân thủ, mọi nhà đầu tư khi mua nhượng quyền phải đảm bảo tính tuân thủ. Tính tuân thủ ở đây có nghĩa là phải làm theo những gì bên bán nhượng quyền yêu cầu.
Thứ hai, nhược điểm khi nhượng quyền kinh doanh
Nhược điểm nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền mang tính thụ động và tính kỷ luật. Điều này sẽ không phù hợp với những người trẻ năng động, sáng tạo.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng khi mua nhượng quyền là mình có tất cả. Đôi khi họ chưa tìm hiểu kỹ về nhượng quyền đã vội dấn thân vào lĩnh vực này. Chính vì thể mà xảy ra những cuộc tranh chấp nảy lửa giữa người bán nhượng quyền và người mua nhượng quyền.
5. Những lưu ý khi muốn mua nhượng quyền:
Để không bị gọi là hố khi mua nhượng quyền, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu muốn mua. Một số mẹo cần lưu ý trước khi mua nhượng quyền 1 thương hiệu cần nhớ:
– Hỏi về số lượng cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
– Xem các số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của bên bán nhượng quyền.
– Đến thăm các cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
– Dùng thử các sản phẩm của bên bán nhượng quyền.
– Tham khảo trước mẫu hợp đầu của bên bán, nếu không được có thể hỏi họ sơ qua về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền.
– Hỏi về những thứ được làm và những thứ không được làm.
– Hỏi về giá Cog của 1 sản phẩm là bao nhiêu.
– Hỏi bên bán nhượng quyền hỗ trợ Marketing như thế nào.
– Hỏi về người phụ trách chính quán của bạn sau khi bạn mua nhượng quyền.
– Hỏi về tổng chi phí đầu tư nhượng quyền là bao nhiêu và chi phí nhượng quyền riêng là bao nhiêu.
– Hỏi xem bên bán nhượng quyền sẽ hỗ trợ gì đối với việc ký kết ứng dụng giao hàng bên thứ 3./.
Xem thêm bài: BÀN VỀ CHUYỆN DOANH NHÂN THỜI NAY CẦN HỌC GÌ?
-------------------------------------------------------
CÔNG TY CỒN NƯỚC HỎA LONG
Được thành lập từ năm 2018, đến nay Công ty TNHH hóa chất Hỏa Long đã trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại các sản phẩm liên quan đến Cồn nước tinh luyện. Với chất lượng cao cấp, vượt trội và ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, các sản phẩm của Công ty Hỏa Long được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tín nhiệm.
SẢN PHẨM CHÍNH (Quý khách bấm vào link để xem chi tiết):
- Cồn Thực Phẩm
- Cồn Mỹ Phẩm
- Cồn Y Tế
- Cồn IPA (Iso Propyl Alcohol)
- Cồn Công Nghiệp Ethanol
- Cồn Công Nghiệp Methanol
- Cồn Nước Dành Cho Bếp Cồn (trong nhà hàng, quán ăn,…)
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐẠT ĐƯỢC:
Dược điển Việt Nam IV, TCVN 7043 : 2013, TCVN 1051 : 2009, TCVN 1052 : 2009, Quy chuẩn Việt Nam 6-3:2010, TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001), TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002), TCVN 9547:2013 (ISO 22608 : 2004), TCVN 9847:2013 (ISO 175:2010).
CHI TIẾT:
Cồn Thực Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Mỹ Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Y Tế: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Công Nghiệp: 99.9 độ, 99.5 độ, 99 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Iso Propyl Alcohol
Cồn Nước Dành cho Nhà Hàng
ĐẶC BIỆT: Công ty Hỏa Long luôn có Chương trình TẶNG QUÀ và GIẢM GIÁ hàng tháng, vui lòng liên hệ số Hotline để được tư vấn!