10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

Ngày đăng: Thứ ba, 05 Tháng Chín, 2023

Những năm 2011- 2012, ông Đoàn Nguyên Đức đã dồn hết vốn liếng và của cải của Hoàng Anh Gia Lai đi làm nông nghiệp trên quy mô lớn, trải dài ở 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.


Quyết tâm trồng cao su một cách bài bản trên quy mô lớn

Năm 2012, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ông Đoàn Nguyên Đức - thường được gọi là bầu Đức, khiến dư luận nổi sóng với câu nói Phải bán nhà cũng trồng cao su . Trên thực tế, ông Đức không hề nói suông.

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

 

Con đường làm nông nghiệp với chủ lực là cây cao su được bầu Đức bắt đầu từ cuối năm 2007, với những cánh rừng cao su bạt ngàn ở Attapeu - Lào.

Hoàng Anh Gia Lai đã thuê nhiều chuyên gia, các nhà khoa học tư vấn, mua công nghệ cao và đầu tư bài bản cho nông nghiệp. Trung bình tại Attapeu tổng chi phí đầu tư cho 1ha cao su là 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp lên tới 1.000 USD.

Vùng đất Attapeu khô cằn ở Nam Lào với rừng khộp nghèo nàn đã được bầu Đức cho quy hoạch bài bản để trồng mía, cao su và cọ dầu bằng công nghệ tiên tiến.

 

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”
 

Ngoài nông trường cao su ở Tây Nguyên - Việt Nam và Attapeu - Lào, bầu Đức còn tìm đến Campuchia. Tính tổng cộng diện tích trồng cao su ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia của Hoàng Anh Gia Lai đã tăng rất nhanh trong giai đoạn từ 2008 - 2012.

Trong báo cáo thường niên năm 2009, HAGL đã không giấu diếm tham vọng tập đoàn sẽ đạt mục tiêu 51.000 ha diện tích trồng cao su tại Tây Nguyên (Việt Nam), Lào, Campuchia vào năm 2012.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, mục tiêu này bị lùi sang năm 2013 và cho đến nay - sau 10 năm - đã không có khả năng trở thành hiện thực. Tổng diện tích trồng cao su của HAGL đạt đỉnh vào năm 2013 là 50.540 ha và giảm dần sau đó.


10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”
** Số liệu diện tích trồng cao su là số liệu lũy kế và được tập hợp theo báo cáo thường niên từ năm 2008 - 2021 của HAGL.

 

Trên thực tế, bầu Đức và HAGL không chỉ thực hiện canh tác trên diện tích lớn, mà còn trồng cao su một cách bài bản với sự đầu tư mạnh về công nghệ.

Khi ấy, Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cao su. Hệ thống này gồm các bể chứa nước, van điều áp và hệ thống đường ống dẫn nước đến từng gốc cao su. Nhờ van điều áp mà nước bơm nhỏ giọt qua các van đặc biệt, được nhập khẩu từ Isarel, vào từng gốc cao su đều một lượng nước là 2 lít mỗi giờ.

Thông thường, cây cao su phát triển nhanh vào mùa mưa, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, cây chậm phát triển hoặc không cạo được mủ vì thiếu nước.

Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp cây cao su phát triển quanh năm nên cao su Hoàng Anh Gia Lai trồng chỉ 4 năm tuổi là thu hoạch được, rút ngắn thời gian 1 năm so với quy trình trồng và chăm bón phổ biến của các doanh nghiệp khác và sau này, có thể khai thác mủ cả vào mùa khô. Ông Đức so sánh, giống như một đứa trẻ, cây cao su được chăm sóc đặc biệt sẽ lớn nhanh hơn nhiều.

Bầu Đức cho hay, khối lượng công việc mà Hoàng Anh Gia Lai làm để cánh rừng cao su rộng 22.000 hecta mọc lên, trong tổng diện tích quy hoạch 36.000 hecta rất lớn. Riêng đường ống tưới cây lắp đặt đủ quấn 3 vòng trái đất vì trung bình cứ 1 hecta có 1.600 m ống.

Mặc dù đầu tư một cách bài bản trên diện tích rộng như vậy, nhưng những gì cây cao su đem lại cho bầu Đức và HAGL không được như kỳ vọng. Còn chưa kịp đem tiền về cho HAGL, giá cao su thế giới từ 2012 liên tục sụt giảm, bắt đầu quãng thời gian khó khăn nhất của tập đoàn này.

 

Nguyên nhân thất bại, do thiên thời, địa lợi hay nhân hòa?

Trước hết, nói về thiên thời, địa lợi , chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn khi gắn hành trình trồng cao su của HAGL vào biểu đồ giá cao su trong một chu kỳ 15 năm.

 

 

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

Giai đoạn bầu Đức đoạn tuyệt với bất động sản để tất tay sang cao su là thời kỳ lập đỉnh của giá cao su thế giới, khi mà giá lên tới hơn 6.000 USD/tấn mủ.

Đặc thù của ngành nông nghiệp là vòng đời sản phẩm dài, vòng quay vốn chậm, vì vậy có độ trễ khi tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Bầu Đức trồng cây lúc giá cao, nhưng đến lúc có thể thu hoạch thì giá lại liên tục lao dốc.

Cùng với đà giảm của giá cao su, doanh thu cao su năm 2014 của HAGL chỉ đạt 227 tỷ đồng, bằng 67% mức kế hoạch. Ngoài doanh thu sụt giảm, tỷ suất lợi nhuận của cao su cũng giảm đáng kể.

Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 68,6% của năm 2013 xuống còn 47,3% năm 2014 do giá bán bình quân giảm. Giá bán bình quân năm 2014 là 34,3 triệu đồng/tấn, giảm tới 43,9% so với năm 2013.

Trước tình hình đó, HAGL đã chủ động giãn tiến độ, chỉ chọn những cây to để cạo mủ nhằm mục đích đào tạo tay nghề và duy trì lực lượng công nhân.

Cũng theo báo cáo thường niên năm 2014, trong năm HAGL đã thực hiện chuyển đổi 2.000 ha cao su tại Gia Lai sang dự án chăn nuôi bò. Diện tích cao su giảm từ 44.500 ha xuống 42.500 ha. Báo cáo thường niên khi đó cho biết HAGL sẽ không tăng thêm diện tích cây cao su.

Trong năm 2015, HAGL tiếp tục chuyển đổi một số diện tích cao su sang dự án chăn nuôi bò. Diện tích cao su giảm còn 38.428 ha cao su, trong đó 22.177 ha tại Lào, 2.394 ha tại Việt Nam và 13.857 ha tại Campuchia.

 

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

 

Tuy nhiên, không chỉ có yếu tố khách quan thiên thời, địa lợi , trong bài học rút ra từ thất bại với cây cao su của HAGL, không thể không nhắc tới yếu tố nhân hòa . Đó là vấn đề về quản trị rủi ro và chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo.

 

Thứ nhất, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn

Giai đoạn làm nông nghiệp cũng là thập kỷ vay nợ nhiều nhất của HAGL. Những rừng cao su chờ thu hoạch, những đồn điền mía, cánh đồng ngô và cọ dầu mênh mông đến mấy cũng không thể gánh đỡ nổi lãi vay và trả gốc cho hàng chục nghìn tỷ đồng nợ vay của HAGL trong giai đoạn này.

 

10 năm sóng gió của bầu Đức HAGL khi “Bán nhà trồng cao su”

 

Tuy nhiên trên thực tế, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn không phải là câu chuyện riêng của HAGL mà nhiều doanh nghiệp khi đầu tư dự án cũng bị mắc phải.

 

Thứ hai, hoạt động kinh doanh chính khiến dòng tiền mắc kẹt

Không thể phủ nhận rừng cao su có giá trị lớn (khai thác mủ và cây gỗ sau thu hoạch) nhưng đó là câu chuyện của tương lai . Cây cao su phải mất khoảng 5 năm trồng và chăm sóc mới có thể cho thu hoạch. Trong thời gian đó, các chi phí vận hành, đầu tư rất lớn, chưa kể chi phí tài chính khổng lồ, HAGL lấy dòng tiền ở đâu để bù đắp các khoản chi ra?

 

Xem thêm bài: CÁCH XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM HIỆU QUẢ VỚI QUY TRÌNH 5 BƯỚC

 

Mặc dù ông Đức và HAGL luôn nhấn mạnh chiến lược lấy ngắn nuôi dài bằng cách trồng những cây ngắn ngày như mía, hoa quả như chanh leo, thanh long,... hay cọ dầu để lấy nguồn thu nuôi cao su nhưng thực tế đều không hiệu quả.

Cây mía mà ông Đức chọn cũng lại có một câu chuyện đầu ra chìm nổi và phức tạp về giá. Cọ dầu mặc dù ngắn ngày hơn cao su nhưng cũng phải đầu tư mất 30 tháng mới cho thu hoạch.

Năm 2014, HAGL bắt đầu xoay chuyển sang nuôi bò, để cứu tập đoàn trong những năm khủng hoảng tài chính do chi phí đội lên quá cao. Khi các lĩnh vực khác bế tắc thanh khoản, nguồn thu từ chăn nuôi bò là động lực chính để thúc đẩy dòng tiền.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của HAGL với doanh thu đạt 5.347 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.680 tỷ đồng, có điểm đáng chú ý là trong quý III, doanh thu từ bán bò chiếm 63%. Doanh thu từ bò khi đó đã vượt qua mía đường, trở thành lĩnh vực đóng góp chính cho doanh nghiệp.

Bước sang năm 2016, giai đoạn khủng hoảng tài chính của HAGL lên tới đỉnh điểm, với việc cầm cố hầu hết tài sản để trả nợ vay đến hạn, thì doanh thu từ đàn bò vẫn là bệ đỡ duy nhất, giúp đế chế của bầu Đức thoát khỏi thảm cảnh sụp đổ.

Vai trò của đàn bò lớn đến mức khiến bầu Đức bày tỏ thẳng thắn: “Năm nay (2016), không có bò thì chúng tôi cũng… bò luôn”.

Mặc dù vậy, khi biên lợi nhuận nuôi bò giảm nhanh, đàn bò cuối cùng cũng đã giảm dần về số lượng nhường chỗ cho trái cây ngắn ngày (chuối) và mới đây là heo. Cho đến hết quý II/2022, trồng chuối và nuôi heo đang cho thấy dấu hiệu dòng tiền tích cực hơn với HAGL.


Xem thêm bài: KHI SẾP CÀNG KIỂM SOÁT NHÂN VIÊN THÌ CÀNG CHỨNG TỎ TẦM NHÌN HẠN CHẾ, NĂNG LỰC CÓ HẠN: BỊ GHÌM CHẶT ‘ĐÔI CÁNH’, SAO CÒN MUỐN HỌ BAY CAO?


Thứ ba, dự phóng tương lai quá lạc quan của ban Lãnh đạo khi đánh giá về thị trường và biến động giá cả

 

Còn nhớ trong một bài báo vào năm 2013 có nêu ý kiến một vị lãnh đạo của Hoàng Anh Attapeu khi đó cho biết, về mặt lý thuyết năm 2013 này mới chỉ là năm bắt đầu. Hiện nay (năm 2013) giá cao su trung bình từ 2.500 USD đến 3.000 USD / tấn, khoảng 5 năm nữa 25.000 ha cao su Attapeu được khai thác hết. Nhân sản lượng, diện tích, giá cả bình quân sẽ ra con số doanh thu và lợi nhuận khổng lồ trong tương lai .

Tại thời điểm phát biểu, vị lãnh đạo này không thể ngờ rằng, giá cao su từ 2013 đến 2016 liên tục trượt dốc, chạm đáy vào tháng 1/2016, vào khoảng 1.500 USD/tấn.

Cũng chung sự lạc quan này, bầu Đức kỳ vọng doanh thu từ cao su ước mỗi năm khoảng 765 triệu USD, lợi nhuận mỗi năm khoảng 653 triệu USD.

Đối chiếu với thực tế, doanh thu từ cao su trong giai đoạn 2013 - 2016 chỉ đạt cao nhất 241 tỷ đồng và đạt đỉnh 454 tỷ đồng vào năm 2017 cùng với sự tăng giá trở lại của cao su.

Mặc dù HAGL luôn tự tin khẳng định lợi thế của họ là tìm được quỹ đất với chi phí thấp và có được đội ngũ cán bộ công nhân viên nông lâm nghiệp có tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm nhưng khi chứng kiến đà giảm giá mạnh của cao su trong hai năm 2014 - 2016, chính HAGL đã phải thừa nhận giá vốn cao su của họ có tốt đến đâu cũng không thể chống đỡ được với mức độ giảm giá của thị trường.

--------------------------------------------

CÔNG TY CỒN NƯỚC HỎA LONG

Được thành lập từ năm 2018, đến nay Công ty TNHH hóa chất Hỏa Long đã trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại các sản phẩm liên quan đến Alcohol, Ethanol, Methanol, Hóa chất – Dung môi công nghiệp. Với chất lượng cao cấp, vượt trội và ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, các sản phẩm của Công ty Hỏa Long được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tín nhiệm.

SẢN PHẨM CHÍNH:


Cồn Thực Phẩm
Cồn Mỹ Phẩm
Cồn Y Tế
Cồn IPA (Iso Propyl Alcohol)
Cồn Công Nghiệp Ethanol
Cồn Công Nghiệp Methanol
Cồn Nước Dành Cho Bếp Cồn (trong nhà hàng, quán ăn,…)
Acetone

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐẠT ĐƯỢC:
Dược điển Việt Nam IV, TCVN 7043 : 2013, TCVN 1051 : 2009, TCVN 1052 : 2009, Quy chuẩn Việt Nam 6-3:2010, TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001), TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002), TCVN 9547:2013 (ISO 22608 : 2004), TCVN 9847:2013 (ISO 175:2010).

CHI TIẾT:
Cồn Thực Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Mỹ Phẩm: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Y Tế: 98 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Công Nghiệp: 99.9 độ, 99.5 độ, 99 độ, 96 độ, 90 độ, 75 độ, 70 độ
Cồn Iso Propyl Alcohol
Cồn Nước Dành cho Nhà Hàng
Acetone tuyệt đối

Tìm hiểu về Khái niệm USP (Unique Selling Point) và UVP (Unique Value Proposition) trong kinh doanh Tìm hiểu về Khái niệm USP (Unique Selling Point) và UVP (Unique Value Proposition) trong kinh doanh

Tìm hiểu về Khái niệm USP (Unique Selling Point) và UVP (Unique Value Proposition) trong kinh doanh

USP là thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh, được coi là đóng vai trò chủ chốt đối với thành công của doanh nghiệp. Khái niệm này được hiểu là những điểm độc nhất giúp thương hiệu trở nên khác biệt so
Bán gì mà không sợ ế? Bật mí các ngành hàng dễ kinh doanh cho người mới khởi nghiệp Bán gì mà không sợ ế? Bật mí các ngành hàng dễ kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Bán gì mà không sợ ế? Bật mí các ngành hàng dễ kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Trên thực tế, không có mặt hàng nào khi kinh doanh sẽ đảm bảo 100% luôn luôn bán chạy. Nhưng vẫn sẽ có một số mặt hàng rất dễ để bán, tỷ lệ bị ế hàng cũng như mức độ tồn hàng sẽ thấp hơn
4 chiến lược marketing đỉnh cao xoay quanh “giá cả” của sản phẩm 4 chiến lược marketing đỉnh cao xoay quanh “giá cả” của sản phẩm

4 chiến lược marketing đỉnh cao xoay quanh “giá cả” của sản phẩm

Giá cả luôn là một trong những yếu tố được chú trọng đến trong hoạt động kinh doanh, nhất là khi nó quyết định trực tiếp đến chiến lược bán hàng, marketing và biên độ lợi nhuận mà bạn có thể đạt
Nghệ thuật giảm giá trong kinh doanh: 12 tuyệt chiêu ít ai biết Nghệ thuật giảm giá trong kinh doanh: 12 tuyệt chiêu ít ai biết

Nghệ thuật giảm giá trong kinh doanh: 12 tuyệt chiêu ít ai biết

Giảm giá là một vũ khí mạnh mẽ có thể đem về lượng chuyển đổi cực kỳ cao mà bạn nên cân nhắc. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi bạn có thể gây ảnh hưởng tới thương hiệu mà chẳng mang về lợi ích
Áp dụng Chiến lược Giảm giá trong kinh doanh: Ưu điểm và Khuyết điểm Áp dụng Chiến lược Giảm giá trong kinh doanh: Ưu điểm và Khuyết điểm

Áp dụng Chiến lược Giảm giá trong kinh doanh: Ưu điểm và Khuyết điểm

Giảm giá cũng được ví như một con dao hai lưỡi, nếu tiến hành “non tay” có thể tạo ra một sai lầm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như hình ảnh thương hiệu.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tiềm ẩn rủi ro nếu xem nhẹ hợp đồng Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tiềm ẩn rủi ro nếu xem nhẹ hợp đồng

Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tiềm ẩn rủi ro nếu xem nhẹ hợp đồng

Việc thỏa thuận cụ thể, chi tiết những nội dung của hợp đồng nhượng quyền giúp các bên kiểm soát được rủi ro của chính mình, phần nào đó giúp cho hoạt động nhượng quyền diễn ra minh bạch, hướng đến lợi ích
Nhượng quyền thương mại kinh doanh là gì? Ưu và Nhược điểm? Nhượng quyền thương mại kinh doanh là gì? Ưu và Nhược điểm?

Nhượng quyền thương mại kinh doanh là gì? Ưu và Nhược điểm?

Bản chất của nó có thể hiểu đơn giản là một giao dịch mà trong đó bên nhượng cho phép bên mua (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên
Bàn về chuyện Doanh nhân thời nay cần học gì? Bàn về chuyện Doanh nhân thời nay cần học gì?

Bàn về chuyện Doanh nhân thời nay cần học gì?

Suy cho cùng, thành bại của mỗi doanh nhân, mỗi người chủ doanh nghiệp là do sự học và áp dụng kiến thức đã học vào công việc kinh doanh của mình. Người có năng lực học tập và có mong muốn học tập
Một loại lá khô dùng làm gia vị ở Việt Nam được bán giá hơn 1,5 triệu đồng/kg tại Mỹ Một loại lá khô dùng làm gia vị ở Việt Nam được bán giá hơn 1,5 triệu đồng/kg tại Mỹ

Một loại lá khô dùng làm gia vị ở Việt Nam được bán giá hơn 1,5 triệu đồng/kg tại Mỹ

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu các loại lá trong tháng 8/2023 đạt 764 nghìn USD, ghi nhận mức giảm 32,4% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các loại lá đạt 4,56 triệu USD, giảm
Ứng dụng thời trang bền vững Piktina và Hành trình kéo dài vòng đời sản phẩm thời trang Ứng dụng thời trang bền vững Piktina và Hành trình kéo dài vòng đời sản phẩm thời trang

Ứng dụng thời trang bền vững Piktina và Hành trình kéo dài vòng đời sản phẩm thời trang

Giải phóng hơn 15 tấn quần áo, tiết kiệm 300 triệu lít nước và 380 tấn khí thải CO2 ra môi trường, ứng dụng nhỏ bé như Piktina đã làm điều thần kỳ này thế nào chỉ sau một năm?
FPT Long Châu đối mặt với những “ông lớn” nào khi nhảy vào “miếng bánh” tiêm chủng vắc xin? FPT Long Châu đối mặt với những “ông lớn” nào khi nhảy vào “miếng bánh” tiêm chủng vắc xin?

FPT Long Châu đối mặt với những “ông lớn” nào khi nhảy vào “miếng bánh” tiêm chủng vắc xin?

Nhu cầu tiêm chủng lớn khiến các trung tâm tiêm chủng trở thành một thị trường ngách tiềm năng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Minh chứng là sự phát triển, nở rộ của các trung tâm tiêm chủng dịch vụ những năm
Tập đoàn nào đứng sau Cooler City – “đối thủ khủng” của Mixue? Tập đoàn nào đứng sau Cooler City – “đối thủ khủng” của Mixue?

Tập đoàn nào đứng sau Cooler City – “đối thủ khủng” của Mixue?

Chọn cùng sản phẩm với phân khúc giá tương tự, mở cửa hàng ngay bên cạnh đối thủ, sự phát triển của Cooler City liệu có phải là 1 mối đe doạ với Mixue - thương hiệu kem, trà sữa giá rẻ? Nếu đứng sau Cooler
Đăng ký nhận tư vấn
Gửi thông tin tư vấn bằng form dưới đây.